Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

ĐÈO NGANG

(HOÀNH SƠN QUAN, Kỳ Anh, Hà Tĩnh)
Thông tinTheo Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, đi hết địa phận Hà Tĩnh, ta sẽ gặp con đèo chắn ngang, uốn lượn quanh co dài 3km, đó chính là đèo Ngang, ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.


Đèo Ngang cao 256m so với mực nước biển. Với người xưa, đây là vùng đất hiểm yếu, từng được mệnh danh là “bức tường thành”, là “phên dậu” phía Nam của nước Đại Việt. Ngày nay, trên đỉnh đèo Ngang, cửa quan lớn mang tên “Hoành Sơn quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn còn nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: Vào núi và xuống biển. Con đường ghép đá vượt đèo qua “Hoành Sơn quan” từng in đậm dấu chân của biết bao bậc thi nhân. Nhiều bài thơ của các thi sĩ xưa vịnh cảnh đèo có lẽ cũng được lấy cảm hứng từ cảnh sắc biển trời, sông núi nơi đây. Trong số đó, nổi tiếng nhất là bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác ven sông chợ mấy nhà…”.

Đứng trên đỉnh đèo Ngang nhìn về phía Đông ta sẽ thấy màu xanh bao la của biển. Xa xa là Mũi Ròn, Vũng Chùa, Hòn La và hàng loạt đảo nhỏ, lô nhô trên sóng nước. Nhìn về phía rừng là vách núi chênh vênh bên cạnh những đồi nhỏ nhấp nhô. Thấp thoáng sau hàng dừa, rặng phi lao là những mái ngói đỏ tươi, mái rạ sẫm màu của những làng chài, xóm núi. Đường nhựa phẳng lì, hai hàng cọc tiêu nổi bật hai bên càng làm cho đèo Ngang thêm huyền bí.

Không chỉ có cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, đèo Ngang còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các miền khí hậu ở nước ta. So với đèo Hải Vân và một số đèo khác, đèo Ngang thua kém về cảnh quan và mức độ hiểm trở, nhưng hơn hẳn về vẻ thơ mộng. Chính vì vậy, trong chuyến hành trình của nhiều người, đèo Ngang vẫn là địa chỉ khó quên.

Theo Kinh tế Nông Thôn

Hà Tĩnh: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Phúc Trạch" cho sản phẩm bưởi quả

xem

Kẹo cu đơ – Đặc sản của Hà Tĩnh

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Tiểu sử Tổng bí thư Trần Phú

Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư Đảng đầu tiên

Ngày sinh: 1/5/1904. Cha mẹ là ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tìm chữ Nguyễn Du giữa rừng truyện Kiều (Pv Đào Thái Tôn)


Đến nay, truyện Kiều của Nguyễn Du có đến gần 30 dị bản. Cha ông ta đã học những bản Kiều nào, đời nay đang dạy cho học sinh học truyện Kiều nào? Và có khả năng trong tương lai con cháu ta học những bản Kiều có nhiều chỗ sai biệt khác nữa...

PGS. TS Đào Thái Tôn

Những sai biệt ấy vẫn đang được các nhà nghiên cứu Kiều tìm hiểu, tranh luận với hy vọng càng ngày càng đến gần hơn với nguyên tác truyện Kiều.

Chúng tôi gặp phó giáo sư, tiến sĩ Đào Thái Tôn - một chuyên gia dày công nghiên cứu truyện Kiều. Ông Tôn nhận định: nếu đặt vấn đề tìm nguyên tác truyện Kiều là không tưởng.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh, quận Tân Bình có một đường phố mang tên Hoàng Xuân Nhị. Còn ở tận đất mũi Cà Mau, những cựu học sinh thời kháng chiến mới xây dựng một trường học mang tên thầy. Tên tuổi của thầy Hoàng Xuân Nhị gắn liền với quá trình hình thành nền văn hóa giáo dục của Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với cương vị là Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến - hành chính Nam Bộ, phụ trách văn hóa - giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục, Giám đốc Viện văn hóa kháng chiến... Sau khi tập kết ra miền Bắc thì hoạt động giáo dục và khoa học của thầy chủ yếu là ở Khoa Ngữ văn (nay là Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), suốt từ lúc thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến lúc thầy giã từ cuộc sống (1991).

Triển lãm ảnh “Hà Tĩnh trong cơn lũ dữ”

ĐCSVN) - Gần 100 tác phẩm phản ánh chân thực và sinh động về những thiệt hại nặng nề do lũ gây ra; công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả và từng bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất sau khi lũ đi qua đang được giới thiệu đến công chúng trong cuộc triển lãm mang tên “Hà Tĩnh trong cơn lũ dữ”.


Triển lãm diễn ra tại khu vực tiền sảnh rạp chiếu phim 26-3 TP Hà Tĩnh, do Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức. Các tác phẩm tại triển lãm được lựa chọn, thẩm định từ hơn 1.000 bức ảnh của 30 tác giả chuyên và không chuyên trong toàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có những tác giả sinh sống tại vùng rốn lũ thuộc huyện Hương Khê, huyện Đức Thọ, huyện Nghi Xuân… Toàn bộ số ảnh của triển lãm được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tài trợ phóng và ép trên nền gỗ cứng.

Bằng “nghệ thuật của ánh sáng”, những khoảng khắc được lưu lại trong các bức ảnh không chỉ phản ánh chân thực và sinh động về những thiệt hại nặng nề do sự tàn phá của cơn lũ lịch sử trong tháng 10 vừa qua tại Hà Tĩnh mà còn truyền tải một cách sâu sắc tình người thông qua những hình ảnh tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của cộng đồng.

Triển lãm “Hà Tĩnh trong cơn lũ dữ” là việc làm nhạy bén, có ý nghĩa tích cực trong việc tiếp tục thông tin, tuyên truyền, phản ánh sự kiện lịch sử vừa qua... Qua đó, thể hiện tinh thần không quản ngại khó khăn của các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã bằng tài năng, tâm huyết của mình để ghi lại những khoảng khắc ấn tượng, dấu mốc lịch sử khó quên.

Triển lãm diễn ra từ 6- 16/11./.

02 trong số gần 100 tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm:
Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30374&cn_id=432774

Nhà thờ Phan Đình Phùng

Vị trí: Thuộc làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Đặc điểm: Phan Đình Phùng là một nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc, sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã tham gia ngay từ đầu và trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời.

Nhà thờ Phan Đình Phùng thuộc làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Phan Đình Phùng là một nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta, ông sinh ngày 06/6/1847 ở làng Đông Thái, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông nổi tiếng từ nhỏ là người có chí khí và chăm học, năm 29 tuổi đỗ Cử nhân và 30 tuổi đỗ Tiến sĩ. Con đường làm quan của ông gặp nhiều chông gai trắc trở. Năm 1884 ông bị cách chức và đổi về quê. Năm 1885 hưởng ứng chiếu Cần vương, ông đã tham gia ngay từ đầu và trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh, làm thất điên bát đảo quân xâm lược và bè lũ tay sai. Ông mất vào ngày 28/12/1895 tại khu căn cứ Vũ Quang.

Sau khi ông mất, nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với đất nước và quê hương. Năm 1951, nhà thờ bị bom của thực dân Pháp ném trúng hư hỏng một phần không có điều kiện sữa chữa, cho nên dòng họ đã bán ngôi nhà thờ về xã Đức Long huyện Đức Thọ làm trụ sở của HTX. Khoảng năm 1990-1991, ngôi nhà này lại bị bán về làm nhà ở của hộ dân xã Đức Nhân. Sau nhiều năm tìm kiếm xác minh, ngành văn hoá thông tin Hà Tĩnh đã chuộc lại và đem về dựng lại trên nền nhà cũ để làm nơi thờ tự Phan Đình Phùng như vốn ban đầu của nó. Hiện nay nhà thờ có cấu trúc bao gồm hệ thống tường rào, cổng cột nanh và ngôi nhà thờ trong một khuôn viên rộng 500 m2, xung quanh là khu dân cư. Trên 2 cột nanh có khắc đôi câu đối bằng chữ Hán:

“Công tại chiến trường danh tại sử

Sinh nhi vi tướng tử vi thần”

Nhà thờ xây tường gạch 3 phía, phía trước lắp hệ thống cửa gỗ kiểu “thượng song hạ bản”, nhà làm bằng chất liệu gỗ lim và mít với 3 gian 4 vì kèo. Các đuôi xà ngang và đuôi kẻ đều chạm nổi các hoa văn trang trí hình đao bay, dây lá và biểu tượng bao kinh. Mái lợp ngói mũi hài. Trên bờ nóc đắp rồng chầu mặt nguyệt và hổ phù, các góc mái có gắn đao, guột hình rồng hài hoà với kiến trúc của ngôi nhà. Nội thất có đặt bàn thờ Phan Đình Phùng với di ảnh chân dung, giá ngai, lư hương đồng, bình hoa sứ và ống hương bằng gỗ.Trước bàn thờ có đặt giá cắm binh khí gồm 8 loại khác nhau. Toàn bộ nhà thờ được tôn tạo phục hồi vào năm 2004 vẫn giữ được tính nguyên gốc của nó ban đầu.

Theo Trang TT tỉnh Hà Tĩnh

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Hồ sơ Morché với việc nghiên cứu Xô Viết Nghệ Tĩnh

Chuyên đề: 65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh. BTXV: 15:37-07/04/2009

Morché là một quan chức cao cấp trong ngành tư pháp thời thuộc Pháp, giữ chức Chánh toà Thượng thẩm Bắc Kỳ. Ngay sau khi Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dập tắt trong biển máu, toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier đã ký nghị định ngày 2/6/1932 thành lập Uỷ ban điều tra các sự Bắc Trung Kỳ (commissiond’ en quéte sur les e’vènememnts du Nord- Annam), cử Morché đứng đầu uỷ ban đó để thu thập các nguồn tư liệu về phong trào, tất cả tập hợp thành một hồ sơ dày, thường quen gọi là hồ sơ Morché ( Dossier Morché).

Xứng danh người thầy thuốc nhân dân

Link Bài viết

GIÁO SƯ ĐINH XUÂN LÂM - CÂY ĐỜI XANH MÃI

Bài viết

Một ngày với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn

Link bài viết

Những nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ ,..người Hà Tĩnh được trao tẳng giải thưởng

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học-công nghệ, văn học-nghệ thuật là hai Giải thưởng cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi

Tập tin:GS.Nguyen Dong Chi.jpg
Nguyễn Đổng Chi, quê gốc ở làng Đông Thượng, xã ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước, cha đã tham gia phong trào Duy Tân ở Nghệ Tĩnh, từng dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết), Trường Quốc học Huế, chú ruột bị Pháp xử chém vì cầm đầu phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh, mẹ là người thuộc dòng họ Thám hoa Nguyễn Văn Giai.

Thiếu người tâm huyết nghiên cứu văn hoá xứ Nghệ

(LĐCT) - Dường như nền giáo dục VN chưa có sự đào tạo chính quy về sưu tầm, khảo cứu, nghiên cứu, quảng bá văn hoá truyền thống nói chung, văn hoá vùng miền nói riêng, nên luôn bị thiếu những chuyên gia, những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

Trong thực trạng ấy, xứ Nghệ vẫn có một bậc thức giả được coi là nhà Nghệ học, vào tuổi 84 ông vẫn không có học vị học hàm!

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Hướng về quê ngày lũ

http://vtc.vn/trangbandoc/472-266151/ban-doc-viet/chut-tinh-que-lu-con-khong-ve-duoc-voi-que-huong.htm

Danh nhân Hà Tĩnh (tiếp tục cập nhật)

DANH NHÂN LỊCH SỬ, VĂN HÓA, NHÀ CÁCH MẠNG, CÁC NHÂN VẬT TIÊU BIỂU, NỔI TIẾNG QUA CÁC THỜI KỲ

I. Các Danh Nhân Hà Tĩnh tiêu biểu thời phong kiến

01. Sử Hy Nhan : ----Đức Thuận - Thị xã Hồng Lĩnh --- Danh Nhân Lịch sử - Văn hóa

02. Nguyễn Biểu: -- Thị trấn Đức Thọ; mất năm 1413. --- Danh Nhân Lịch sử VNam

03. Bùi Cầm Hổ ----thế kỷ XV): Đậu Liêu,Hồng Lĩnh. ---- Danh Nhân Lịch sử VNam

04. Hà Tôn Mục ----- 1653 - 1707; Tùng Lộc, Can Lộc, ---- Danh Nhân Lịch sử VNam

05. Nguyễn Nghiễm ---1708-1775): Tiên Điền, Nghi Xuân --- Danh Nhân Lịch sử VNam

Những vần thơ đắng lòng của người con đất lũ

http://vtc.vn/trangbandoc/472-266417/ban-doc-viet/nhung-van-tho-dang-long-cua-nguoi-con-dat-lu.htm

Chín hướng tiếp cận Nguyễn Du: Nhìn lại và đi tiếp (Hồn Việt)

Bài của Gs Mai Quốc Liên viết nhân kỷ niệm 245 ngày sinh Nguyễn Du

Nguyễn Du trên tiến trình văn học dân tộc

Toàn bài viết trên Nhân dân điện tử, kỷ niệm 245 năm ngày sinh đại thi hào

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

GS-TSKH Đinh Văn Huỳnh và buổi gặp gỡ, giao lưu với khoa Sư phạm Tự nhiên (Trường ĐH Hà Tĩnh)

Xem toan bai

Người "leo lên đỉnh " toán và thơ (BV về PGS.TS Lê Quốc Hán)

xem

Một vùng quê hiếu học (Bài này viết về Can Lộc- HT)

ND - Với 540 năm tồn tại và phát triển, Can Lộc (thuộc tỉnh Hà Tĩnh, và xưa kia còn có tên là Thiên Lộc), được mệnh danh vùng"địa linh nhân kiệt". Là một huyện thuần nông, nhưng đây lại là vùng đất có truyền thống văn hóa. Người dân hiền hòa, hiếu học, nhiều người đỗ đạt, là cái nôi của Hồng Sơn văn phái...

GIỚI THIỆU VỀ HÀ TĨNH

Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng và nước Việt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế như bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Kỳ Ninh, Mũi Đao, hồ Kẻ Gỗ, chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn kéo dài trên địa bàn 34 xã ở các huyện Nghi Xuân, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp Quốc gia; Có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào, nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư ... Hà Tĩnh đang nỗ lực vươn lên, mở rộng vòng tay chào đón bè bạn.

Gặp cậu bé chăn bò đậu thủ khoa ĐH Dược (một người con Đức Thọ)

xem

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Đôi nét về quê hương Hà Tĩnh

Là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi ''Địa linh nhân kiệt''. Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đổi anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu cần được lưu giữ và phát huy.


________________________________________



Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ và cũng là cái nền làm nên giai điệu dân ca sâu lắng.

Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế.

Những tên núi, tên sông Hà Tĩnh không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là nơi tích tụ nguyên khí, sản sinh ra các bậc hiền tài.

Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng bát cảnh Trường Lưu của dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự) , Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều.

Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về văn hoá, khoa bảng và làng nghề truyền thống. Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương. Đây là quê hương của các danh nhân như vua Mai Hắc Đế, trạng nguyên[cần chú thích] Sử Hy Nhan (đời Trần), thầy địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Lê; quê ngoại danh y Lê Hữu Trác, quê hương của Nguyễn Biểu, nhà ngoại giao trí dũng song toàn thời Trần và là tác giả bài thơ ăn cỗ đầu người bất hủ viết năm 1413 trong chuyến đi sứ phương bắc; quê hương của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp (quân sư của hoàng đế Quang Trung); quê hương của nhà bác học Phan Huy Chú, Phan Huy Ích; quê hương của đại doanh điền Nguyễn Công Trứ, của hai vị tướng Đặng Tất và Đặng Dung, của nhà sử học Trần Trọng Kim (thủ tướng đầu tiên của chính phủ Việt Nam), của nhà yêu nước Phan Đình Phùng thời kỳ chống Pháp, của nhà cách mạng Trần Phú và Hà Huy Tập, của nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện; nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận, của danh họa Nguyễn Phan Chánh,nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi, nhà vật lý hạt nhân Nguyễn Đình Tứ, v.v.

Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chuỳ, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý gía và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.

http://dhtn.hatinh.gov.vn/home/hdoc/gioi-thieu/lich-su-van-hoa-truyen-thong-ha-tinh/1k21.aspx