Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Thơ Nguyễn Huy Hoàng

Nguyễn Huy Hoàng (1952) là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam. Ông quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Là Tiến sĩ Ngữ văn. Hiện sống và làm việc tại Matxcơva, Liên Bang Nga. Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 

Tác phẩm: 
- Ngoảnh lại (thơ), Nxb Văn học, 1995 
- Dư âm (thơ), Nxb Văn học, 1996 
- Phía bên kia trời (thơ), Nxb Văn học, 1999 
- Miền yêu thương (thơ), Nxb Văn học, 2002 
- Đa mang (thơ), Nxb  Văn học, 2005 
- Vẫn còn bao điều tốt đẹp (thơ), Nxb Văn học, 2008 
- Giữa thanh thiên bạch nhật (thơ), Nxb Văn học, 2009 
- Một thời tôi từng có (thơ), Nxb  Văn học, 2012 
- Canh ngọn đèn đợi sáng (thơ), Nxb Văn học, 2013
...
Ngoài ra, ông còn sáng tác văn xuôi, lý luận và phê bình văn học.
Dưới đây là một số bài thơ của Nguyễn Huy Hoàng trong tập thơ: Một thời tôi từng có, Nxb Văn học, Hà Nội, 2012, được ông viết trong những năm tháng của buổi đầu sống với nước Nga và đó chính là tiếng "lòng ông với phận mình" trên đất nước Nga vĩ đại nhưng cũng đong đầy bao biến động.

 LINH CẢM
(Dành cho con gái Quỳnh Nga) 

Đã chớm lạnh cơn mưa đầu tháng Chín 
Gió thay chiều, đổi hướng những rừng cây 
Rồi băng giá sẽ phủ đầy sông vắng 
Con ở đâu trên cõi nước Nga này?

Matxcơva 9-1993 



VIẾT Ở XỨ NGƯỜI

Tuyết cuối mùa. Băng lạnh sắc thuỷ tinh 
Đường heo hút, chiều nay mưa kín lối 
Gió say khướt giữa hàng cây sẫm tối 
Vầng trăng treo trên ngọn bạch dương gầy 

Chiều nay thèm ngọn gió phất phơ bay 
Nhớ nắng ấm hong bờ tre, mái rạ 
Nhớ mùi mật hương nồng hoa cỏ úa 
Vẫn ủ men quen thuộc cuối sân nhà 

Không biết còn ai nhắc kẻ đi xa 
Bữa sum họp mâm cơm ngày giỗ Tết 
Biển may rủi, buông lưới chài hạnh phúc 
Kẻ lỡ chân, gặt hái đã qua mùa 

Trên đất người thấy thiện, ác làm ngơ 
Mọi ngang trái, mọi phũ phàng số mệnh 
Chuyện thường nhật giữa dòng đời bất hạnh 
Trước giàu sang, phú quý hoá dư thừa 

Và cánh buồm đỏ thắm ở trong mơ 
Rủ bóng xuống mồ thời gian oan uống 
Anh chẳng có tấm áo choàng lông ngỗng 
Rải lời thơ gửi gió cuốn theo về



VỚI GOGOL
(Kính dâng hương hồn thầy V. Turbin) 

Thảo nguyên Nga hoang vắng tận chân trời 
Gió vần vũ dọc luống cày se lạnh 
Đi về đâu, hỡi nước Nga bất hạnh 
Xà ích già nới lỏng vạt dây cương? 

Hồn thời gian ngủ trên tháp dát vàng 
Cây thánh giá trầm tư cùng tuế nguyệt 
Tụng niệm mãi kinh nguyện cầu bất lực 
Sóng Nheva mòn mỏi vỗ muôn đời 

Sau bóng cờ, tím tái những lằn roi 
Bụi phủ kín trang thực hư lịch sử 
Lăn chầm chậm bánh cỗ xe quá khứ 
Bài hát xưa biếng nhác tự ru mình 

Con đường mòn không đến được quang vinh 
Cất sao tiếng khải hoàn trong đói khát! 
Đi về đâu? 
Đã âm vang lời đáp: 
- Dân tộc nào cũng sức mạnh nhân dân! 

Khua động chiều hoang lạnh thảo nguyên 
Vó tam mã chồm lên, bờm dậy sóng 
Gió mở lối cuộc hành trình hy vọng 
Phía chân trời kiêu hãnh nước Nga ơi!

Rác đầy phố chẳng ai buồn dọn nữa 
Gió vô tâm cuốn lá xác xơ vàng 
Bên tượng cổ úa tàn hoa cúc dại 
Sếu giăng hàng sải cánh động không gian 

Đã thưa vắng nét cười vô tư lự 
Dòng người đi, nặng trĩu ánh mắt buồn 
Đã hiếm lắm tà áo choàng xanh thắm 
Lướt bên hè, phơ phất tóc mây buông 

Phố choáng lộn thói dư thừa phú hộ 
Của hạng người gặp vận phất lên nhanh 
Bất chợt gặp một cái nhìn sắc lạnh 
Thoáng nghĩ thôi, cũng đã thấy rùng mình! 

Qua tất cả cảnh thanh bình xưa ấy 
Giữa trời quang, giông bão cuộc chuyển vần
Chỉ mùa thu, người tình không lỡ hẹn 
Lại dát vàng trên mái phố trăm năm


MATXCOVA, THU 1993

Rác đầy phố chẳng ai buồn dọn nữa 
Gió vô tâm cuốn lá xác xơ vàng 
Bên tượng cổ úa tàn hoa cúc dại 
Sếu giăng hàng sải cánh động không gian 

Đã thưa vắng nét cười vô tư lự 
Dòng người đi, nặng trĩu ánh mắt buồn 
Đã hiếm lắm tà áo choàng xanh thắm 
Lướt bên hè, phơ phất tóc mây buông 

Phố choáng lộn thói dư thừa phú hộ 
Của hạng người gặp vận phất lên nhanh 
Bất chợt gặp một cái nhìn sắc lạnh 
Thoáng nghĩ thôi, cũng đã thấy rùng mình! 

Qua tất cả cảnh thanh bình xưa ấy 
Giữa trời quang, giông bão cuộc chuyển vần
Chỉ mùa thu, người tình không lỡ hẹn 
Lại dát vàng trên mái phố trăm năm


MAXCOVA BÂY GIỜ ĐÃ KHÁC


Matxcơva bây giờ đã khác! 
Dù tháp thờ vẫn ngự giữa trời cao 
Tuyết vẫn trắng, sông vẫn êm đềm chảy 
Rừng bạch dương muôn thuở vẫn rì rào 

"Matxcơva không tin vào nước mắt" 
Không mơ màng bánh vẽ chín tầng mây 
Đêm choáng lộn phơi trần lưng phố cổ 
Thần tượng chen cùng quảng cáo trưng bày 

Thước đo cũ bỏ đi không dùng nữa 
Điều thiêng liêng, thần tượng đã xưa rồi 
Cả khúc hát cũng lạc bè, sai giọng 
Niềm vinh quang, nay thay mốt, lỗi thời 

Mốt thời thượng phô mình trên phố xá 
Nét vàng son pha lẫn với tân kỳ 
Nơm nớp sống giữa thực hư, thật giả 
Giữa thấp hèn và trang trọng, uy nghi 

Matxcơva - thiên đường cao vòi vọi 
Của lớp người gặp vận, mới phất lên! 
Matxcơva, đáy thẳm sâu cơ cực 
Của những người Nga nhỏ bé, thấp hèn! 

Bao quý ông từng ôm hôn cờ đỏ 
Thấy cảnh ăn xin, giờ chẳng động lòng 
Đám thanh niên kẻ say mê băng nhóm 
Kẻ phớt đời trước mọi cảnh hưng vong 

Vẫn còn lại những người dân chất phác 
Nói chuyện bể dâu chỉ mỗi biết lắc đầu 
Matxcơva bây giờ đã khác 
Những cái nhìn đầy ắp nỗi lo âu

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Con người Hà Tĩnh nét đẹp thành sen

Anh hỏi em: "Thế em nghĩ thế nào về người Hà Tĩnh?"

- Em ngơ ngác, cũng chẳng biết nói gì, rồi nói những cái dở hơi, 

mà em nghĩ chắc anh cũng chẳng hiều...

Về ngẫm lại, em thấy mình thật ngốc. Hà Tĩnh quê em tuy nghèo, nhưng đó là mảnh đất đã sinh ra biết bao nhiêu con người làm rạng danh cho giang sơn gấm vóc Việt Nam. Hà Tĩnh là nơi em sinh ra, là nơi em lớn lên, và sẽ là nơi em trở về sau tất cả những nhọc nhằn của cuộc sống, là nơi mà em luôn tự hào khi nhắc đến hai chữ "quê hương".


Hà Tĩnh quê em là mảnh đất của gió lào cát trắng, của biển mặn mòi và của những con người chân quê, mộc mạc và giản đơn.

Tôi yêu mảnh đất và con người Hà Tĩnh


Cũng như tất cả các bạn sinh viên Việt Nam, mỗi sinh viên Lào khi quyết định đến Việt Nam học tập ai cũng ôm ấp biết bao ước mơ tươi đẹp, ai cũng đều mong muốn sau này  sẽ có một tương lai tươi sáng, có thể trở về  làm việc và cống hiến cho đất nước.Và trước khi đến Việt Nam, chắc chắn rằng các bạn sinh viên Lào đều đã tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, tìm hiểu về ngôi trường mình sẽ theo học.

Người về xuôi ngược sông La...(Nguyễn Hồng Hải)


Tôi là người xứ Bắc. Sông La chảy quặn lòng xứ sở miền Trung. Dòng sông ấy dẫu xa xôi nhưng đã ngọt ngào trong những câu hát thấm vào tuổi thơ tôi.  Nên dẫu không phải dòng sông quê mình , trong tôi vẫn một dòng sông La "răng mà thương, mà nhớ...". 
Lớn lên, vào đại học, bạn bè tôi ở xứ Nghệ rất nhiều. Tôi vẫn thầm cảm phục ý chí vươn lên của những người bạn ở dải đất miền Trung tận cùng khắc nghiệt. Và, trong nỗi nhớ của họ về quê hương xứ sở, bao giờ cũng thao thiết dòng chảy sông La...

Thạch Hà - nghìn năm một vùng văn hóa

Thạch Hà, danh xưng được gợi từ sự tích đá giữa lòng sông, đã trở thành mảnh đất nghìn năm có lẻ. Mang tình cảm ruột rà với tỉnh lỵ Hà Tĩnh, Thạch Hà trở thành chứng nhân của đất và người Hà Tĩnh với nhiều niềm vui, nỗi buồn và những thiên sử vàng chói lọi. Qua thời gian, Thạch Hà hôm nay là huyện phụ cận thành phố, đang từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế để ổn định và phát triển, hòa nhịp vào sự nghiệp xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh có kinh tế, văn hóa – xã hội phát triển của khu vực Bắc Trung bộ.
Theo sử sách, châu Thạch Hà xưa kéo dài từ hữu ngạn sông Nghèn, sông Hà Hoàng đến dãy Hoành Sơn. Nơi đây lưu dấu đời sống của người Việt cổ cách đây hơn 4.800 năm, qua các hiện vật tại di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc, cồn Lôi Mốt (Thạch Vĩnh), Phái Nam (Thạch Lâm). Cùng với các di chỉ khảo cổ, các vết tích hằn in trên đá ở dãy Trà Sơn và các cồn cát chạy dài ở gần chân núi đã chứng minh những biến động địa chất và xã hội tại Thạch Hà, gắn với quá trình phù sa núi bồi lắng biển, cư dân hướng về biển để đánh bắt cá, chinh phục đồng bằng.