Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Tiểu sử Tổng bí thư Trần Phú

Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư Đảng đầu tiên

Ngày sinh: 1/5/1904. Cha mẹ là ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tìm chữ Nguyễn Du giữa rừng truyện Kiều (Pv Đào Thái Tôn)


Đến nay, truyện Kiều của Nguyễn Du có đến gần 30 dị bản. Cha ông ta đã học những bản Kiều nào, đời nay đang dạy cho học sinh học truyện Kiều nào? Và có khả năng trong tương lai con cháu ta học những bản Kiều có nhiều chỗ sai biệt khác nữa...

PGS. TS Đào Thái Tôn

Những sai biệt ấy vẫn đang được các nhà nghiên cứu Kiều tìm hiểu, tranh luận với hy vọng càng ngày càng đến gần hơn với nguyên tác truyện Kiều.

Chúng tôi gặp phó giáo sư, tiến sĩ Đào Thái Tôn - một chuyên gia dày công nghiên cứu truyện Kiều. Ông Tôn nhận định: nếu đặt vấn đề tìm nguyên tác truyện Kiều là không tưởng.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh, quận Tân Bình có một đường phố mang tên Hoàng Xuân Nhị. Còn ở tận đất mũi Cà Mau, những cựu học sinh thời kháng chiến mới xây dựng một trường học mang tên thầy. Tên tuổi của thầy Hoàng Xuân Nhị gắn liền với quá trình hình thành nền văn hóa giáo dục của Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với cương vị là Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến - hành chính Nam Bộ, phụ trách văn hóa - giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục, Giám đốc Viện văn hóa kháng chiến... Sau khi tập kết ra miền Bắc thì hoạt động giáo dục và khoa học của thầy chủ yếu là ở Khoa Ngữ văn (nay là Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), suốt từ lúc thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến lúc thầy giã từ cuộc sống (1991).

Triển lãm ảnh “Hà Tĩnh trong cơn lũ dữ”

ĐCSVN) - Gần 100 tác phẩm phản ánh chân thực và sinh động về những thiệt hại nặng nề do lũ gây ra; công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả và từng bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất sau khi lũ đi qua đang được giới thiệu đến công chúng trong cuộc triển lãm mang tên “Hà Tĩnh trong cơn lũ dữ”.


Triển lãm diễn ra tại khu vực tiền sảnh rạp chiếu phim 26-3 TP Hà Tĩnh, do Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức. Các tác phẩm tại triển lãm được lựa chọn, thẩm định từ hơn 1.000 bức ảnh của 30 tác giả chuyên và không chuyên trong toàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có những tác giả sinh sống tại vùng rốn lũ thuộc huyện Hương Khê, huyện Đức Thọ, huyện Nghi Xuân… Toàn bộ số ảnh của triển lãm được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tài trợ phóng và ép trên nền gỗ cứng.

Bằng “nghệ thuật của ánh sáng”, những khoảng khắc được lưu lại trong các bức ảnh không chỉ phản ánh chân thực và sinh động về những thiệt hại nặng nề do sự tàn phá của cơn lũ lịch sử trong tháng 10 vừa qua tại Hà Tĩnh mà còn truyền tải một cách sâu sắc tình người thông qua những hình ảnh tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của cộng đồng.

Triển lãm “Hà Tĩnh trong cơn lũ dữ” là việc làm nhạy bén, có ý nghĩa tích cực trong việc tiếp tục thông tin, tuyên truyền, phản ánh sự kiện lịch sử vừa qua... Qua đó, thể hiện tinh thần không quản ngại khó khăn của các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã bằng tài năng, tâm huyết của mình để ghi lại những khoảng khắc ấn tượng, dấu mốc lịch sử khó quên.

Triển lãm diễn ra từ 6- 16/11./.

02 trong số gần 100 tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm:
Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30374&cn_id=432774

Nhà thờ Phan Đình Phùng

Vị trí: Thuộc làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Đặc điểm: Phan Đình Phùng là một nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc, sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã tham gia ngay từ đầu và trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời.

Nhà thờ Phan Đình Phùng thuộc làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Phan Đình Phùng là một nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta, ông sinh ngày 06/6/1847 ở làng Đông Thái, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông nổi tiếng từ nhỏ là người có chí khí và chăm học, năm 29 tuổi đỗ Cử nhân và 30 tuổi đỗ Tiến sĩ. Con đường làm quan của ông gặp nhiều chông gai trắc trở. Năm 1884 ông bị cách chức và đổi về quê. Năm 1885 hưởng ứng chiếu Cần vương, ông đã tham gia ngay từ đầu và trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh, làm thất điên bát đảo quân xâm lược và bè lũ tay sai. Ông mất vào ngày 28/12/1895 tại khu căn cứ Vũ Quang.

Sau khi ông mất, nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với đất nước và quê hương. Năm 1951, nhà thờ bị bom của thực dân Pháp ném trúng hư hỏng một phần không có điều kiện sữa chữa, cho nên dòng họ đã bán ngôi nhà thờ về xã Đức Long huyện Đức Thọ làm trụ sở của HTX. Khoảng năm 1990-1991, ngôi nhà này lại bị bán về làm nhà ở của hộ dân xã Đức Nhân. Sau nhiều năm tìm kiếm xác minh, ngành văn hoá thông tin Hà Tĩnh đã chuộc lại và đem về dựng lại trên nền nhà cũ để làm nơi thờ tự Phan Đình Phùng như vốn ban đầu của nó. Hiện nay nhà thờ có cấu trúc bao gồm hệ thống tường rào, cổng cột nanh và ngôi nhà thờ trong một khuôn viên rộng 500 m2, xung quanh là khu dân cư. Trên 2 cột nanh có khắc đôi câu đối bằng chữ Hán:

“Công tại chiến trường danh tại sử

Sinh nhi vi tướng tử vi thần”

Nhà thờ xây tường gạch 3 phía, phía trước lắp hệ thống cửa gỗ kiểu “thượng song hạ bản”, nhà làm bằng chất liệu gỗ lim và mít với 3 gian 4 vì kèo. Các đuôi xà ngang và đuôi kẻ đều chạm nổi các hoa văn trang trí hình đao bay, dây lá và biểu tượng bao kinh. Mái lợp ngói mũi hài. Trên bờ nóc đắp rồng chầu mặt nguyệt và hổ phù, các góc mái có gắn đao, guột hình rồng hài hoà với kiến trúc của ngôi nhà. Nội thất có đặt bàn thờ Phan Đình Phùng với di ảnh chân dung, giá ngai, lư hương đồng, bình hoa sứ và ống hương bằng gỗ.Trước bàn thờ có đặt giá cắm binh khí gồm 8 loại khác nhau. Toàn bộ nhà thờ được tôn tạo phục hồi vào năm 2004 vẫn giữ được tính nguyên gốc của nó ban đầu.

Theo Trang TT tỉnh Hà Tĩnh