Di cư sang một không gian mới là một sự thay đổi lớn về văn hóa. Từ một nền văn hóa nguồn, các cộng đồng di cư tương tác với nền văn hóa các nhóm trong không gian mới, đồng thời cũng quan hệ với văn hóa của nhóm gốc đang tồn tại ở quê cũ của họ. Sự biến đổi văn hóa của cộng đồng di cư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự thay đổi này là tâm lý cộng đồng và sự tự ý thức về nguồn gốc của mình. Trường hợp người Nghệ ở Hà Nội là một ví dụ điển hình. Với tâm lý cội nguồn và sự ý thức về quê quán của mình, những người Nghệ xa quê đã tạo ra những mối quan hệ liên kết mãnh liệt và kết nối thành mạng lưới xã hội lớn mạnh, tạo nên một nền văn hóa mang đặc trưng của họ trên một không gian văn hóa mới. Dựa trên những giả thuyết xã hội định tính, tác giả bài viết muốn đưa ra những phân tích về đặc trưng và sự tiếp biến văn hóa của cộng đồng này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu xã hội học cụ thể hơn và hy vọng trong tương lai sẽ có những chương trình nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này.
Tập hợp những thông tin, hình ảnh và các bài viết về quê hương, con người xứ Nghệ để lưu giữ, giới thiệu và cùng trân trọng, tự hào về tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ còn được gọi là văn hóa Lam Hồng.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015
Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015
Đường lối cách mạng của Cụ Phan xứ Nghệ (Nguyễn Đình Chú)
Cụ Phan xứ Nghệ (Phan Bội Châu) và cụ Phan xứ Quảng (Phan Châu Trinh) là hai nhân vật sáng danh nhất trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Sử sách từng nhận định: đường lối của cụ Phan xứ Nghệ là bạo động và như thế là cách mạng, tiến bộ hơn đường lối của cụ Phan xứ Quảng là cải lương, không bạo động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thì quý trọng hai cụ như nhau. Nên có chuyện trước kia Bảo tàng Cách mạng Việt Nam treo ảnh cụ Phan xứ Nghệ trên hàng ảnh cụ Phan xứ Quảng và một số chí sĩ khác. Nhưng khi đến xem Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chuyển ảnh cụ Phan xứ Quảng lên ngang ảnh cụ Phan xứ Nghệ. Dù vậy thì trong sách vở cũng như trong suy nghĩ nhiều người, cách đặt cụ Phan xứ Quảng sau cụ Phan xứ Nghệ vẫn hầu như không thay đổi. Nhưng gần đây, hoặc trên sách báo hoặc ở các cuộc nói chuyện, xuất hiện khuynh hướng đặt cụ Phan xứ Quảng lên trên hết - không chỉ của giai đoạn đầu thế kỷ XX - mà còn như là người mở đường đi vào tương lai cho lịch sử.
Đúng là mỗi giai đoạn lịch sử có một yêu cầu. Từ yêu cầu vũ trang chống Mỹ trước đây mà người ta đề cao cụ Phan xứ Nghệ hơn. Từ yêu cầu phát triển dân chủ hôm nay mà đề cao cụ Phan xứ Quảng hơn. Quy luật nhận thức thông thường vẫn có điều đó.
DIỄN CHÂU, ĐẤT VĂN CHƯƠNG VÀ KHOA BẢNG (Nguyễn Trọng Tạo)
Nếu Nghệ An là đất học thì Diễn Châu là đất Văn chương và Khoa bảng. Văn học dân gian ở đây còn truyền tụng câu đối nôm về sự đỗ đạt của gia đình họ Ngô, họ Đặng như sau:
Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữaÔng đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà.
Đấy là họ Ngô ở Lý Trai liên tiếp bốn đời đỗ 5 tiến sĩ, họ Đặng ở Nho Lâm ba cha con đỗ đại khoa, hai anh em đỗ đồng khoa. Đấy là những dòng họ có nhiều người đỗ đạt cao như họ Nguyễn Xuân ở Diễn Thái, họ Cao Xuân ở Diễn Thịnh, họ Trần Huy ở Diễn Phong, v.v… Những tên tuổi đại khoa của Diễn Châu như Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa, Nguyễn Trung Mậu, Cao Xuân Dục, Đặng Văn Thụy, Nguyễn Xuân Ôn… đã làm rạng danh cho vùng đất văn hiến quê nhà. Ngày nay, nhiều người con của Diễn Châu đã trở thành giáo sư, tiến sĩ hoặc giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như Chu Mạnh, Cao Cự Bội, Đặng Thị Hồng Vân, Trương Đình Tuyển, Hồ Xuân Hùng, Ngô Quang Xuân, Trần Nguyên Trực, Nguyễn Bá Thước, v.v… Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cao quý nhất về văn học nghệ thuật và khoa học, sau hai đợt đã có 4 người Diễn Châu được trao giải, đó là giáo sư Cao Xuân Huy, nhà văn hóa Cao Huy Đỉnh, giáo sư TS nông học Phạm Văn Tân (Diễn Thịnh) và giáo sư Lê Huy Thước (Diễn Quảng). Diễn Châu cũng là đất đóng góp cho nước nhà rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, sân khấu, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa, điện ảnh… Nhiều người đã và đang giữ những trọng trách trong các cơ quan văn nghệ như Trần Hữu Thung, Lê Hàm, Lê Phức, Đặng Thanh Hương, Võ Văn Trực, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Thái Sơn, Nguyễn Thị Phước, v.v… Có thể nói, Diễn Châu có một tiềm năng văn chương và khoa bảng vô cùng phong phú và đặc sắc.
Dân ca Nghệ và chất Nghệ (HỒ BẤT KHUẤT)
Thông tinvề việc dân ca Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật đại diện của nhân loại khiến nhiều người vui mừng. Điều này khiến nhiều người bắt đầu quan tâm một cách sâu sắc tới dân ca Nghệ Tĩnh. Điều này là công bằng vì phải hiểu tường tận mới có cách ứng xử đúng với dân ca và người hát dân ca.
Bảo tồn dân ca Ví, Giặm qua thử thách của thời gian
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Trong quá trình ấy có những làn điệu được giữ nguyên gốc nhưng cũng có những làn điệu được sáng tác, cải biên; có những giá trị là sáng tạo của nhân dân nhưng cũng có những giá trị là sáng tạo của giới văn nghệ sỹ chuyên nghiệp. Sự giao thoa ấy có mặt tích cực là phát triển dân ca Ví, Giặm ngày càng phong phú hơn nhưng cũng có mặt hạn chế là đưa dân ca Ví, Giặm ngày càng xa với giá trị nguyên gốc. Qua thử thách của thời gian, dân ca Ví, Giặm vừa được bảo tồn vừa biến đổi. Trong sự đan xen ấy cần có một phương pháp khoa học để nhận diện đúng giá trị nguyên gốc và bản sắc riêng của dân ca Ví, Giặm.
Nặng lòng với quê hương xứ Nghệ (Bùi Minh Hào)
VHNA: Nghệ An là một vùng quê khó khăn với đầy rẫy các thách thức và khó phát triển. Con người ở đây chịu khó nhưng nhiều khi cũng không sống được với thiên nhiên khắc nghiệt ở nơi này. Nhiều gia đình đã phải di cư đi nhiều nơi để tìm cuộc sống mới với hy vọng khấm khá hơn. Đến nay, gần như trên mọi miền tổ quốc đều có những con người xứ Nghệ di cư đi làm ăn. Tinh thần cố kết cộng đồng và lòng yêu quê hương là một nét đặc trưng, là sợi dây liên kết để gắn bó những người con xứ Nghệ ở mọi miền với nhau. Các xã, huyện và tỉnh có người Nghệ sinh sống đều có những hội đồng hương được thành lập để tương trợ lẫn nhau. Là con em xứ Nghệ, dù sống ở đâu thì họ vẫn luôn có một tấm lòng hướng về quê hương. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hội đồng hương Nghệ An ở hai xã Đinh Lạc và Tân Nghĩa, thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (1995-2015), VHNA xin giới thiệu một số hoạt động của hội và đời sống của một cộng đồng người Nghệ di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp trong những thập niên cuối của thế kỷ trước.
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
NỖI LÒNG NGƯỜI HÀ TĨNH XA QUÊ (Phạm Thạch Hoàng)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)